RSS

Tag Archives: dân chủ

Bầu cử Miến Điện: Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có 48 ứng viên

Bà Aung San Suu Kyi và các ủng hộ viên Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, Rangoon, 17/01/2012

Bà Aung San Suu Kyi và các ủng hộ viên Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, Rangoon, 17/01/2012

REUTERS
Thanh Phương

Hôm nay, 19/01/2012, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của nhà đối lập Aung San Suu Kyi loan báo là đảng này sẽ có tổng cộng 48 ứng viên ra tranh cử trong cuộc bầu cử bổ sung vào tháng 4 tới. Các ứng viên này sẽ tranh ghế dân biểu ở hai viện Quốc hội và ở các hội đồng địa phương, những ghế bị bỏ trống do các dân biểu này được bổ nhiệm làm bộ trưởng.

Danh sách ứng viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ gồm 14 nữ và 34 nam, có hai nhân vật thuộc « thế hệ 88 », tức là những người đã khởi xướng cuộc nổi dậy năm 1988 bị dìm trong biển máu và đã bị giam trong tù nhiều năm. Một trong hai ứng viên vừa được phóng thích tuần trước trong đợt ân xá các tù chính trị, được phương Tây hoan nghênh.

Tham gia tranh cử còn có ca sĩ nhạc hip-hop Zeya Thaw, thành viên của nhóm « Generation Wave », nhóm nhạc đã vận động tẩy chay bầu cử tháng 11 năm 2010.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cũng đã kêu gọi tẩy chay và vì lý do này đã bị giải thể vào tháng 5/2010. Nhưng đảng đối lập này đã được đăng ký hoạt động trở lại và bản thân bà Aung San Suu Kyi, hôm qua, đã chính thức nộp đơn ứng cử, lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốc hội.

Chiến dịch vận động bầu cử sẽ chính thức bắt đầu ngày 10/02 và đây sẽ là cuộc trắc nghiệm về thực tâm dân chủ hóa của chính quyền « dân sự » Miến Điện, một năm rưỡi sau cuộc bầu cử bị phương Tây chỉ trích là « trò dân chủ giả hiệu ».

Source: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120119-bau-cu-mien-dien-lien-doan-quoc-gia-vi-dan-chu-co-48-ung-vien

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Một 20, 2012 in Chính trị

 

Nhãn: ,

Miến Điện tiến bước trên đường dân chủ

Tổng thống Thein Sein nói quốc hội Miến sẽ hoan nghênh bà Suu Kyi nếu bà thắng trong kỳ bầu cử bổ sung tới đây.

Tổng thống Miến Điện, ông Thein Sein nói nước này đang “đi đúng đường” tới dân chủ và sẽ tiếp tục “tiến lên”.

“Chúng tôi không có ý định thoái lui,” vị cựu tướng lĩnh nay khoác áo dân sự cho hay.

Cuộc phỏng vấn do Washington Post thực hiện hôm thứ Ba cũng là cuộc phỏng vấn đầu tiên ông Thein Sein trả lời truyền thông phương Tây.

Tổng thống Miến Điện (Liên bang Myanmar) nói phương Tây cần phải dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế bởi chính phủ đã đáp ứng được mọi đòi hỏi đưa ra, kể cả việc thả tù chính trị.

Đối thoại và thông hiểu

Trong cuộc phỏng vấn, ông nói rằng quân đội “không còn tiếp tục tham gia vào bên điều hành nhà nước nữa,” nhưng vẫn giữ một phần tư số ghế trong quốc hội.

“Chúng tôi không thể để quân đội lại phía sau, bởi chúng tôi cần sự tham dự của quân đội vào quá trình phát triển đất nước,” ông nói.

Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền từ tháng 3/2011, sau kỳ bầu cử đầu tiên trong suốt 20 năm qua được tổ chức tại đây hồi tháng 11/2010.

Trước đó, Miến Điện do chính quyền quân nhân lãnh đạo.

Kể từ đó, chính phủ dân sự được phía quân đội hậu thuẫn của ông Thein Sein đã tiến hành quá trình cải cách, gồm cả việc đối thoại với phe theo đường lối dân chủ.

Bà Suu Kyi sẽ ra tranh cử bổ sung vào Quốc hội Myanmar

Tháng này, chính quyền Miến đã có các cuộc đối thoại với các nhóm phiến quân và thả hàng trăm tù chính trị, trong đó có các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng.

Phát biểu từ văn phòng đặt tại thủ đô Nay Pyi Taw, ông nói với Washington Post rằng ông đã có thể “đạt được sự thông hiểu” với lãnh tụ phong trào dân chủ Aung San Suu Kyi.

Bà Suu Kyi, người từng được trao giải Nobel Hòa bình và là người đứng đầu Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) và đã được giải phóng khỏi cảnh quản chế tại gia sau kỳ bầu cử hồi tháng Mười Một, đã đăng ký tham gia tranh cử bổ sung vào quốc hội ngày 1/4 tới đây.

Các phóng viên nói rằng kỳ bỏ phiếu sẽ là một phép thử quan trọng về uy tín của chính quyền trong vấn đề cải tổ.

“Nếu như mọi người bỏ phiếu cho bà ấy thì bà ấy sẽ được bầu chọn và trở thành dân biểu trong quốc hội,” ông tổng thống nói. “Tôi tin rằng quốc hội sẽ nồng nhiệt đón chào bà ấy. Đó là kế hoạch của chúng tôi.”

Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120120_thein_sein_burma_democracy.shtml

 
1 bình luận

Posted by trên Tháng Một 20, 2012 in Chính trị

 

Nhãn: ,

Chủ tịch Hạ viện Miến Điện: Dân chủ hóa là con đường duy nhất

Chủ tịch Hạ viện Miến Điện Shwe Mann , nhân vật số ba trong chính quyền.

Chủ tịch Hạ viện Miến Điện Shwe Mann , nhân vật số ba trong chính quyền.

AFP / Khin Maung Win
Thanh Hà / Đức Tâm

Trả lời hãng thông tấn Pháp nhân chuyến công du Miến Điện của Ngoại trưởng Alain Juppé, Chủ tịch Hạ viện Miến Điện hôm nay (16/1) khẳng định như trên. Sau khi trao tặng Bắc đẩu Bội tinh cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi, Ngoại trưởng Pháp đến Naypyidaw tiếp kiến Tổng thống Thein Sein.

Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho AFP vào hôm nay, 16/01/2012, Chủ tịch Hạ viện Miến Điện Shwe Mann tuyên bố : « Dân chủ hóa đất nước là con đường duy nhất » mở ra cho quốc gia Đông Nam Á này. Cho dù « từng là một chính quyền quân sự, việc đưa Miến Điện trở thành một quốc gia dân chủ không phải là việc dễ làm ».

Ông Shwe Mann cho rằng « khó có thể báo trước là Miến Điện cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu dân chủ đó. Nhưng chính quyền nỗ lực để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch đã đề ra » .

AFP nêu lên câu hỏi với người đứng đầu Hạ viện Miến Điện về nguy cơ đảo chính. Về điểm này ông Shwe Mann cho rằng, kịch bản đó ít có khả xảy ra bởi vì: « quân đội cũng chỉ theo đuổi những quyền lợi của nhân dân và đất nước » mà thôi. Nhiều nhà quan sát cho rằng trong hàng ngũ lãnh đạo Miến Điện có những rạn nứt về công cuộc cải tổ hiện nay. Nhưng theo đánh giá của Chủ tịch Hạ viện Miến Điện thì « đa số rộng rãi » các lãnh đạo tại nước Đông Nam Á này đều ủng hộ tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Trở lại chuyến công du Miến Điện của Ngoại trưởng Pháp, Alain Juppé : sau khi đã tiếp nhà đối lập Aung San Suu Kyi tại Rangoon và trao tặng huân chương Bắc đẩu Bội tinh cho giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1991, vào hôm nay ông Juppé đến Naypyidaw tiếp kiến các lãnh đạo cao cấp Miến Điện. Sáng nay Ngoại trưởng Pháp tiếp xúc với đồng nhiệm Miến Điện Wunna Maung Lwin, Chủ tịch Thượng và Hạ viện trước khi tiếp kiến Tổng thống Thein Sein. Trả lời báo chí sau cuộc nói chuyện với lãnh đạo số một Miến Điện Ngoại trưởng Pháp tuyên bố « chỉ cần nhìn vào những gì Tổng thống Thein Sein đà làm trong những tháng qua cũng đủ để tin tưởng ông là một nhà cải tổ, là một người hết sức khôn ngoan và rất kiên quyết » để đạt đến những mục tiêu đã đề ra.

Bà Aung San Suu Kyi sẽ ra tranh cử

Việc đăng ký ra ứng cử trong cuộc bầu cử bổ sung tại Miến Điện được bắt đầu từ hôm nay và kéo dài cho đến cuối tháng Giêng. Cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức vào ngày 01/04.

Từ nhiều ngày qua, bà Aung San Suu Kyi cho biết là bà sẽ ra ứng cử. Sự kiện này gây tranh luận. Thậm chí, ngay trong Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà, cũng có những tiếng nói phản đối.Do vậy, bà Aung San Suu Kyi đã phải giải thích về quyết định của mình.

Từ Rangoon, thông tín viên Arnaud Dubus cho biết thêm thông tin.

“Quyết định của bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử trong cuộc bầu cử bổ sung đã bị chỉ trích mạnh mẽ, kể cả trong Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Đảng này đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu hồi tháng 11/2010.

Một số người phê phán bà Aung San Suu Kyi đã tạo thêm tính hợp pháp cho chính quyền hiện tại. Những người khác thì lo ngại là lãnh đạo phe đối lập sẽ bị mất uy tín do đấu đá giữa các phe phái trong chính quyền và tại nghị viện.

Bà Aung San Suu Kyi đã đưa ra những giải thích về quyết định của mình. Bà cho biết đã quyết định ứng cử vì nghĩ rằng một số chính trị gia tại Miến Điện không ủng hộ việc ứng cử vào nghị viện. Theo lãnh đạo phe đối lập, nếu tin vào thể chế dân chủ đại diện thì cần phải làm việc với nghị viện. Mặt khác, bà cũng muốn có những tiếp xúc với các dân biểu khác.

Điều gần như chắc chắn là bà Aung Sann Suu Kyi sẽ trúng cử ở Kaw Mu, ngoại ô Rangoon, nơi bà ra ứng cử. Hiện có 48 ghế bỏ trống trong Hạ viện Miến Điện. Nếu có được tỷ lệ phiếu ủng hộ cao, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ có thể đóng vai trò thiểu số thúc đẩy tích cực tại Hạ viện”.

Source: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120116-chu-tich-ha-vien-mien-dien-tuyen-bo-dan-chu-hoa-dat-nuoc-la-con-duong-duy-nhat-mo-ra

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Một 17, 2012 in Chính trị

 

Nhãn: ,

Miến Điện từng bước chuyển sang dân chủ

Trọng Thành

« Ngọn gió cải cách tại Miến Điện » là chủ đề trang nhất tờ Công giáo La Croix.  Bài xã luận của La Croix nhận xét : Miến Điện đang trải qua một giai đoạn vô cùng hấp dẫn. Từ một đất nước liên tục nằm dưới chế độ độc tài quân sự, kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948 đến nay, Miến Điện rất có thể sẽ bước qua nền dân chủ trong những năm tới đây.

Cuộc hội đàm tại Hpa-An : tướng Mutu Saipo (giữa), đại diện cho Liên minh Quốc gia sắc tộc Karen, ông Aung Min (thứ hai, trái), Bộ trưởng Đường sắt, ông Soe Thein (thứ hai phải), Bộ trưởng Công nghiệp và ông Khin Yee (phải), Bộ trưởng di trú.

Cuộc hội đàm tại Hpa-An : tướng Mutu Saipo (giữa), đại diện cho Liên minh Quốc gia sắc tộc Karen, ông Aung Min (thứ hai, trái), Bộ trưởng Đường sắt, ông Soe Thein (thứ hai phải), Bộ trưởng Công nghiệp và ông Khin Yee (phải), Bộ trưởng di trú.

AFP/Than Win

Ngày hôm qua 12/1/2012, chính quyền Miến Điện vừa ký thỏa thuận ngừng bắn với quân nổi dậy thuộc sắc tộc Karen.

La Croix điểm lại một số mốc chuyển biến chính. Thứ nhất là việc chính quyền bãi bỏ lệnh quản chế đối với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Qi, tiếp đó, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được hợp pháp hóa, kiểm duyệt đối với truyền thông được nới lỏng, các chùa chiền, tu viện cũng ít bị khống chế hơn, nhiều tù nhân đã được trả tự do và đặc biệt mới đây là chính phủ tiến hành các đàm phán với những lực lượng nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số.

Ngày thứ Tư tuần này, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Qi đưa ra một đánh giá thận trọng về các chuyển biến đang diễn ra, với lời khẳng định « Miến Điện đang đến gần một bước chuyển quyết định sang nền dân chủ ». Khả năng bãi bỏ cấm vận của phương Tây đối với chế độ độc tài đã được đưa ra. Thứ Bảy tuần trước, ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng, còn quá sớm để làm việc này, trước khi chính quyền Miến Điện trả tự do cho tất cả các tù chính trị, tổ chức các bầu cử tự do và công bằng, mở cửa cho trợ giúp nhân đạo tại các khu vực khủng hoảng và khuyến khích quá trình hòa giải dân tộc. Cuối tuần này, ngoại trưởng Pháp Alain Juppé sẽ có mặt tại Rangoon để tìm hiểu tình hình tại chỗ.

Theo La Croix, có nhiều lý do để giải thích sự chuyển biến mau lẹ này. Đó là một thế hệ lãnh đạo mới đã nổi lên nắm quyền vào năm ngoái. Thế hệ này có khả năng tạo lập một thể chế đa nguyên chính trị hạn chế, mà không ảnh hưởng đến vai trò hàng đầu của quân đội. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào Trung Quốc gia tăng khiến tầng lớp lãnh đạo lo ngại. Mà để cân bằng với Trung Quốc, Miến Điện cần phải dựa vào Ấn Độ và Phương Tây. Để làm được điều này, Miến Điện cần phải cải thiện việc tôn trọng nhân quyền và hướng đến nền kinh tế thị trường.

Bài « Miến Điện từng bước hướng đến nền dân chủ » trên La Croix nhấn mạnh đến sự táo bạo của tân tổng thống Thein Sein trong các cải cách, đặc biệt với thỏa thuận ngừng bắn vừa được ký với Liên Minh Quốc Gia Karen (KNU), tại thành phố chính của tiểu bang Karen, miền đông nam nước này.

Theo nhiều nhà quan sát, đây là một bước tiến quan trọng của Miến Điện trong việc giải quyết các xung đột lâu dài và phức tạp. Bởi, sắc tộc Karen là một trong các sắc tộc lớn, ở một đất nước mà 153 sắc tộc thiểu số chiếm tới 40% dân cư. Kể từ khi Miến Điện độc lập đến nay, không có chính quyền nào thành công trong việc đoàn kết được tất cả các sắc tộc. Chống lại xu thế giành quyền tự trị của một số sắc tộc, như người Karen, chính là một trong các lý do mà tập đoàn quân sự đưa ra để duy trì quyền lực của họ trong hơn nửa thế kỷ qua.

Bên cạnh việc hòa đàm với người Karen, chính quyền Miến Điện cũng đã tiến hành đàm phán với người Shan, và một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký vào tháng 12/2011. Riêng với người Kachin, dù có lệnh từ phía chính quyền trung ương không cho phép tấn công, nhưng lệnh này không hẳn đã được tôn trọng.

Theo ông Renaud Egreteau, chuyên gia người Pháp về Miến Điện và giảng viên tại Đại học Hồng Kông, các bên xung đột còn phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy đàm phán và nhìn chung không nên quá hào hứng với những diễn biến nhìn chung có vẻ thuận lợi.

Pakistan : Mâu thuẫn giữa quân đội với chính phủ trở nên hết sức căng thẳng

Cũng liên quan đến Châu Á, nhiều báo Pháp chú ý đến tình hình tại Pakistan, với các diễn biến ngày càng căng thẳng giữa quân đội với chính phủ. « Pakistan : đấu khẩu gia tăng giữa quân đội với chính quyền » là hàng tựa trên Le Monde. Còn Le Figaro chạy tít : « Pakistan : quân đội tăng sức ép lên chính quyền ».

Le Figaro nhắc đến các chuyến đi của tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari ra nước ngoài vì lý do cá nhân trong thời gian gần đây, trở thành một chủ đề được công luận nước này quan tâm, trong bối cảnh quân đội Pakistan có thể có những hành động bất ngờ, hoặc Tòa án Tối cao Pakistan sẽ rút quyền miễn tố của tổng thống và mở lại các hồ sơ về tham nhũng, liên quan đến ông Zardari trong những năm 1990.

Ngày hôm qua tướng Ashfaq Kayani, tư lệnh quân đội Pakistan họp bộ Tổng tham mưu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, rất khó có khả năng quân đội tiến hành đảo chính. Theo xã luận tờ nhật báo Pakistan « Dawn », “việc quân đội can thiệp vi hiến và trực tiếp ngày càng khó xảy ra”. Về phần mình, chính quyền dân sự cũng không có ý định cách chức tư lệnh quân đội và giám đốc cơ quan tình báo.

Nguồn gốc trực tiếp của căng thẳng gia tăng giữa hai bên là phát biểu của thủ tướng Pakistan, trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, xuất bản vào Chủ nhật trước, lên án việc Tư lệnh quân đội và Giám đốc cơ quan tình báo Pakistan ra trình báo trước Tòa án Tối cao nước này về vụ « Memogate ». Hành động này của hai người lãnh đạo quân đội và tình báo bị thủ tướng Pakistan nhận xét là « bất hợp pháp » và « vi hiến ». Lời phát biểu nghiêm trọng kể trên đã được đưa ra tại Trung Quốc, đúng vào lúc tư lệnh quân đội Pakistan công du Trung Quốc, quốc gia được coi là bạn đồng minh thân cận nhất của Islamabad.

Vụ Memogate chính là nguồn gốc xa hơn của các căng thẳng giữa quân đội và chính quyền nước này. Theo Le Figaro, vụ việc này bùng ra vào ngày 10/10/2011, khi một doanh nhân Mỹ gốc Pakistan, tiết lộ với báo Financial Times, rằng tổng thống Zardari kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ trong trường hợp quân đội muốn lật đổ chính phủ. Vụ Memogate này, theo Le Monde, lại bắt đầu từ cuộc đột nhập bất ngờ của lực lượng đặc biệt Mỹ, tiêu diệt Ben Laden ngày 2/5/2011, mà không báo trước với chính quyền Pakistan. Vụ tấn công này đã gây ra khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ giữa Mỹ và Pakistan. Vẫn theo tiết lộ của doanh nhân Mỹ gốc Pakistan trên tờ Financial Times, đại sứ Pakistan tại Mỹ có thể đã chuyển cho tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ một thông điệp yêu cầu Mỹ hỗ trợ, nếu có đảo chính, và để đổi lại Islamabad sẽ điều chỉnh chính sách phù hợp với Washington, đặc biệt trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo Le Figaro, tổng thống Pakistan sợ Tòa án Tối cao còn hơn cả ngại quân đội, vì Chánh án Tòa án Tối cao đã hủy bỏ sắc lệnh hòa giải quốc gia (NRO), được áp dụng vào năm 2007. NRO là cơ sở bảo đảm cho tổng thống Zardari quyền được miễn tố. Tòa án Tối cao cũng đe dọa hủy bỏ luôn cả quyền miễn tố của tổng thống Pakistan. Chánh án Tòa án Tối cao Chauhdry cũng là người từng bị tổng thống tiền nhiệm phế truất, và bị đương kim tổng thống ngăn cản không cho trở lại vị trí này.

Source: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120113-mien-dien-tung-buoc-huong-den-nen-dan-chu

Miến Điện: Thả Thêm Ít Nhất 200 Tù Chính Trị

Miến Điện: Thả Thêm Ít Nhất 200 Tù Chính Trị

Gồm Nhà Sư Shin Gambiral, Cựu Thủ Tướng Khin Nyunt

YANGON   –    Ít nhất 200 chính trị phạm được trả tự do hôm Thứ Sáu trong 1 chương trình ân xá gây phấn khởi đối lập và tăng áp lực để phương tây bãi bỏ các trừng phạt với chế độ quân phiệt nay đã bắt đầu cải tổ dân chủ.

Trong số những người được phóng thích gồm các nhà tranh đấu và thủ lãnh sắc tộc từng chứng tỏ khả năng tổ chức và vận động quần chúng có thể tăng áp lực để TT Thein Sein cải tổ nhanh hơn.

Hoa Kỳ và Liên Âu từng xác nhận thả tù chính trị là điều cấp thiết để có thể cứu xét khả năng bãi bỏ cấm vận đã cô lập thuộc địa cũ của Anh, và đưa Myanmar đến gần Trung Quốc hơn. Mới đây, bản tuyên bố của ngoại trưởng Anh William Hague ghi “Phóng thích tất cả tù chính trị là đòi hỏi từ lâu của cộng đồng quốc tế – tôi hoan nghênh đợt ân xá này như là chứng tỏ thiện chí cải tổ”.

Với diện tích lớn bằng 2 nước Anh, Pháp cộng lại, Myanmar là nguồn nhiên liệu an ninh của các tỉnh miền tây Trung Quôc, và là ưu tiên trong kế sách củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á.

Hiện chưa rõ đích xác bao nhiêu trong 651 tù nhân đuợc thả trong đợt ân xá thứ nhì trong 4 tháng – đợt trước, ngày 12-10, chính quyền Myanmar phóng thích 230 chính trị phạm.

Hội trợ giúp tù chính trị bản xứ loan báo ít nhất 200 đuợc thả hôm Thứ Sáu, gồm ông Min Ko Naing và các thành viên của nhóm gọi là “Thế Hệ Sinh Viên 1988”, là những người dẫn đầu cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988, đưa tới hàng ngàn người bị giết. Cũng đuợc trả tự do trong đợt này có nhà sư Shin Gambiral, bị kết án 68 năm tù, là người dẫn đầu các cuộc xuống đường năm 2007 bị quân đội đàn áp. Ngoài ra, cựu chỉ huy quân báo Khin Nyunt đuợc bãi bỏ quy chế quản thúc tại gia – đuợc cử làm Thủ Tướng năm 2003, ông Khin Nyunt đề nghị 7 điểm chuyển tiếp dân chủ và bị thanh trừng 1 năm sau trong các điều kiện chưa từng đuợc giải thích.

Lên tiếng với báo chí từ nhà riêng, ông Khin Nyunt cho hay ông sẽ không tham chính, nhưng nhận thấy các tín hiệu hy vọng cho xứ sở.

Hôm Thứ Năm chính quyền Myanmar ký thỏa thuận ngưng bắn với người thiểu số Karen, chấm dứt 62 năm xung đột vũ trang.

http://vietbao.com/D_1-2_2-72_4-185929_6-1_5-15_17-59546_14-2_15-2/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Một 14, 2012 in Chính trị

 

Nhãn: ,